-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lịch sử của chiếc giày lười loafer được ghi nhận bắt đầu từ thế kỉ 19 tại nước Anh. Một công ty sản xuất giày ở London vào những năm 1847 thiết kế những chiếc giày chỉ cần xỏ chân vào để sử dụng trong nhà, đặc biệt là ở những biệt thự mùa hè ở vùng đồng quê nước Anh của Hoàng gia và giới quý tộc. Đôi giày loafer có tên Wildsmith Shoes, do Raymond Lewis Wildsmith được thiết kế riêng cho Vua George VI để đi trong nhà, và sau đó được các nhà sản xuất giày khác ở London theo bước và tăng cường quảng cáo.
Vào những năm 1930, Na Uy sản xuất rất nhiều kiểu giày loafer, chỉ cần xỏ chân vào với cảm giác rất thoải mái và không lâu sau đó, kiểu giày này bắt đầu được xuất khẩu sang các nước châu Âu và châu Mỹ. Cho đến khi tạp chí Esquire lần đầu tiên giới thiệu về kiểu giày này, loafers trở thành món phụ kiện được số đông ở Mỹ yêu thích.
Vào giữa thập kỷ 1950, khi sự yêu thích đôi giày lười ngày càng được nhân rộng, kiểu dáng của đôi giày cũng được chỉnh sửa và cải tiến trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Vào lúc này, chiếc giày lười không chỉ phù hợp cho những dịp không đòi hỏi trang phục cầu kì và lịch sự. Ở Mỹ, rất nhiều quý ông còn chọn giày lười có thể mặc chung với vest.
Năm 1966, nhà thiết kế người Ý Gucci làm mới kiểu giày lười bằng cách thiết kế thêm một quai nganh mũi giày bằng kim loại với hình dáng hình dây cương buộc ngựa. Đến năm 1970, kiểu giày lười của Gucci (the Gucci loafers) được yêu thích rộng rãi, đặc biệt đã trở thành “đồng phục” của các doanh nhân ở phố Wall Street.
Có thể nói loafers là kiểu giày được cả nam lẫn nữ ưa chuộng, không phân biệt nghề nghiệp, vóc dáng, hay tuổi tác. Năm 1957, trong bộ phim Funny Faces, nữ diễn viên Audrey Hepburn đã mang đôi giày loafers đen cùng với áo thun dài tay và quần bút chì ngắn trên mắc cá chân. Rất đơn giản nhưng vẫn rất “chic” và thanh lịch.