-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Với những quý ông mặc quần áo, bộ suit may đo thì thuật ngữ RTW, MTO, MTM, Bespoke cũng không xa lại gì. Tuy nhiên trong ngành giày da để hiểu hơn 1 cách cặn kẽ và sự khác biệt của chúng thì hãy cùng Namidori tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Chữ viết tắt RTW có thể được giải thích tương đối đơn giản. Nó có nghĩa là “sẵn sàng để mang (mặc)” hay nói một cách dễ hiểu là hàng có sẵn. Trong ngành giày nó đề cập đến những đôi giày đã hoàn thiện mà bạn có thể dễ dàng mua trực tiếp tại cửa hàng giày và mang chúng ngay. Giày RTW là lựa chọn tiết kiệm vì giá thành thường rẻ so với MTO/MTM. Chúng không có tùy chỉnh và chủ yếu được sản xuất tại nhà máy với số lượng lớn. Tuy nhiên nó vẫn có sự phân biệt giữa giày RTW giá rẻ và bộ sưu tập RTW chất lượng cao.
Những đôi giày trước đây được vận chuyển trực tiếp từ dây chuyền lắp ráp đến các cửa hàng và có nhiều kích cỡ khác nhau. Không ai thực sự quan tâm liệu chiếc giày có vừa với bàn chân của bản thân hay không vì nó chỉ là lựa chọn tương đối, chung chung. Nhiệm vụ chính của RTW chính là phong cách, thiết kế và giá cả. Tuy nhiên, điều này thường có thể có tác động tiêu cực đến đôi chân của người mang nếu bạn có đôi chân quá cỡ hoặc có hình dáng đặc biệt. Hậu quả thường là đau nhức bàn chân, phồng rộp ở gót chân hoặc ngón chân và có thể gây biến dạng bàn chân,...
Đa số nhiều thương hiệu thường tập trung vào RTW hơn nhưng đôi khi cũng cung cấp giày MTO/MTM. Ví dụ giày từ Anh của Crockett & Jones, ở Tây Ban Nha, chúng ta có thể kể tên Carmina và TLB Mallorca, hay Việt Nam thì có Namidori cung cấp dịch vụ này chẳng hạn.
Hiểu 1 cách đơn giản, giày nam MTO là đặt hàng có sẵn theo sở thích cá nhân. MTO- khách hàng không thể mang chúng về ngay mà phải đợi một khoảng thời gian tùy chỉnh. Đầu tiên, bạn đang chọn kiểu giày cơ bản và thiết kế tiêu chuẩn dựa trên size mà cửa hàng đưa ra. Ví dụ, bạn có thể chọn kiểu Oxford hoặc Derby. Sau đó, bạn cũng có thể kết hợp một số mong muốn cá nhân nếu có. Trong trường hợp này, bạn có thể chọn thêm chất da, màu sắc, thiết kế của đế và gót,.... Và đương nhiên đây không phải Bespoke- nhiều người hiểu nhầm đây chính là Bespoke nhưng thực tế bạn sẽ không nhận được một chiếc giày được tùy chỉnh theo hình dạng bàn chân của mình. Mặc dù vậy bạn vẫn có một số tùy chọn để tự thiết kế một đôi giày theo sở thích cá nhân của mình. Do đó có thể nói rằng giày MTO chính là ranh giới giữa RTW và Bespoke.
Thông thường, mọi người sử dụng thuật ngữ MTO và MTM thay thế cho nhau. Trên thực tế, cả hai đều đề cập đến một mức độ tùy chỉnh nhất định. Made to Measure có thể có nghĩa là khách hàng chọn một trong những kích thước hiện có cho từng bộ phận dựa trên size có sẵn của cửa hàng. Có thể đo riêng từng chân của khách hàng cho các đơn đặt hàng MTM. Trong trường hợp này, khách hàng có thể chọn giữa các hình dạng và kích thước phù hợp với mình nhất được tiêu chuẩn hóa. Ví dụ bạn có thể chọn đế dài 43 nhưng độ rộng là mẫu của 42. Và bước tiếp theo tương tự như MTO, khách hàng sau đó xác định thiết kế theo sở thích và kiểu dáng của giày như chọn lựa kiểu giày, màu sắc, chất liệu da, đế,..... Sau vài tuần, giày nam MTM sẽ được hoàn thiện. MTM sẽ có giá cả cao hơn MTO tuy nhiên vẫn sẽ tiết kiệm hơn so với Bespoke rất nhiều.
So với các bộ sưu tập RTW của các cửa hàng, bạn có thể tạo giày MTO / MTM của riêng mình với giá cả không chênh lệch quá lớn. Namidori nhận định rằng đây là điều có lợi cho những quý ông có bàn chân quá cỡ hay có hình dáng đặc biệt. Đây được xem là một bước cải tiến trong thời trang trong đó có ngành giày. Không quá cứng nhắc và cũng là giải pháp tốt nhất để bàn chân trở nên tự tin và thoải mái trong những chặng đường. Những dịch vụ như vậy thực sự tuyệt vời nếu bạn muốn sáng tạo một chút và muốn có một đôi giày thật độc đáo. Hãy liên hệ Namidori và thử nó ngay nhé!
Xem thêm: BẬT MÍ CÁCH CHĂM SÓC TÚI DA LUÔN BỀN ĐẸP